Viêm phế cầu khuẩn là gì và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Thứ ba, 19/11/2024 | 09:51

Phế cầu khuẩn có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng về đường hô hấp và nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Vậy viêm phế cầu khuẩn là gì và làm thế nào để phòng ngừa hiệu quả?

Viêm phế cầu khuẩn là gì và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
Phế cầu khuẩn có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng về đường hô hấp

Phế cầu khuẩn là gì?

Phế cầu khuẩn, hay còn gọi là Streptococcus Pneumoniae, là loại vi khuẩn có nhiều chủng khác nhau, thường sinh sống trong họng và mũi của con người. Ở người khỏe mạnh, phế cầu khuẩn ít gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, đối với những người có hệ miễn dịch yếu như người già, trẻ em, hoặc người mắc bệnh mãn tính, vi khuẩn này có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.

Theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn phế cầu khuẩn lây nhiễm qua các giọt bắn trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc khạc nhổ. Ngoài ra, vi khuẩn cũng có thể lây lan khi tiếp xúc với đồ dùng cá nhân của người bệnh.

Viêm phế cầu khuẩn là gì?

"Viêm phế cầu khuẩn" là cụm từ dùng để chỉ các bệnh lý viêm nhiễm do phế cầu khuẩn gây ra. Các bệnh lý điển hình bao gồm:

  • Viêm phổi: Phế cầu khuẩn là nguyên nhân chính gây viêm phổi, đặc biệt ở người già và trẻ em. Triệu chứng thường gặp bao gồm ho kéo dài, sốt cao, ớn lạnh, ra mồ hôi nhiều. Trẻ em có thể có các dấu hiệu như bỏ bú, quấy khóc, thở gấp, sốt cao. Viêm phổi là bệnh nguy hiểm, dễ gây tử vong và khó nhận diện sớm vì các triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác.
  • Viêm màng não: Phế cầu khuẩn có thể xâm nhập vào màng bảo vệ não và tủy sống, gây viêm não. Trẻ em dưới 2 tuổi có nguy cơ tử vong cao khi mắc bệnh này. Các triệu chứng thường gặp bao gồm buồn nôn, nôn, sốt cao, đau đầu, nhạy cảm với ánh sáng, và rối loạn ý thức. Trẻ nhỏ có thể khóc đêm, bỏ bú, tiêu chảy, hoặc co giật. Viêm màng não do phế cầu khuẩn cần điều trị sớm để tránh biến chứng nặng nề và nguy cơ tử vong.
  • Viêm tai giữa: Đây là một trong những bệnh lý thường gặp do phế cầu khuẩn. Trẻ em khi mắc viêm tai giữa thường quấy khóc, sốt cao, bỏ bú, chán ăn và hay kéo tai vì đau. Viêm tai giữa có thể lây lan nhanh chóng, vì vậy, nếu trẻ mắc bệnh, nên cho trẻ nghỉ học và đi khám để tránh lây nhiễm cho bạn bè và giảm nguy cơ biến chứng.
  • Nhiễm trùng huyết: Đây là một tình trạng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Triệu chứng của nhiễm trùng huyết do phế cầu khuẩn bao gồm sốt cao, lạnh run, rối loạn nhịp tim và đông máu bất thường. Vi khuẩn trong máu có thể gây sốc và tổn thương các cơ quan nội tạng, đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Cách phòng ngừa viêm phế cầu khuẩn

Để phòng ngừa viêm phế cầu khuẩn, mỗi người nên thực hiện một số biện pháp sau:

Tiêm vắc xin phế cầu khuẩn: Vắc xin là phương pháp hiệu quả để phòng ngừa các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra, đặc biệt là đối với trẻ em từ 6 tuần đến 5 tuổi. Vắc xin giúp cơ thể tạo miễn dịch chủ động chống lại 10 chủng phế cầu khuẩn. Tuy nhiên, vì có nhiều chủng vi khuẩn khác nhau, việc tiêm vắc xin vẫn không hoàn toàn bảo vệ được 100% nên cha mẹ không nên chủ quan.

Xem thêm: Triệu chứng đau ngực là gì và có nguy hiểm không?

mien-100-hoc-phi-cao-dang
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2024

Thực hành vệ sinh cá nhân tốt:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với các bề mặt công cộng.
  • Khi ho, hắt hơi cần che miệng và mũi để tránh phát tán vi khuẩn.
  • Tránh hút thuốc lá, vì thuốc lá làm suy yếu hệ miễn dịch.
  • Hạn chế tiếp xúc với những người bị bệnh về đường hô hấp.
  • Đeo khẩu trang khi đến những nơi đông người để hạn chế lây nhiễm.

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y đa khoa lưu ý, phế cầu khuẩn là tác nhân gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng, nhưng nếu chủ động phòng ngừa, chúng ta có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Nếu nghi ngờ bị nhiễm bệnh, nên đi khám ngay để được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng mệt mỏi và đau nhức khắp người

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng mệt mỏi và đau nhức khắp người

Mệt mỏi và đau nhức khắp người là hiện tượng thường gặp, có thể do làm việc quá sức, căng thẳng kéo dài hoặc là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. 
Nguy cơ tiềm ẩn và các giải pháp điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ

Nguy cơ tiềm ẩn và các giải pháp điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng đến giấc ngủ và có thể gây ra biến chứng như bệnh tim mạch, đột quỵ, suy giảm trí nhớ và rối loạn tâm lý. Nếu không điều trị kịp thời, nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Hướng dẫn sơ cứu người bệnh đột quỵ kịp thời tại nhà

Hướng dẫn sơ cứu người bệnh đột quỵ kịp thời tại nhà

Đột quỵ, hay tai biến mạch máu não, xảy ra khi dòng máu đến một phần não bị ngừng hoặc giảm, khiến tế bào não thiếu oxy và dưỡng chất, dẫn đến tổn thương, liệt, mất trí nhớ hoặc tử vong.
Nguyên nhân và cách khắc phục đau lưng và đau bụng dưới ở phụ nữ

Nguyên nhân và cách khắc phục đau lưng và đau bụng dưới ở phụ nữ

Đau lưng và đau bụng dưới là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ và có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Mức độ nghiêm trọng của vấn đề này phụ thuộc vào tần suất, cường độ và thời gian kéo dài của cơn đau.
Đăng ký trực tuyến