Những cơn đau trong quá trình mang thai và cho con bú ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh sức khỏe của mẹ bầu phụ nữ, từ sinh lý, chuyển hóa, cơ xương, đến vùng khung chậu và bụng.
Những cơn đau trong quá trình mang thai và cho con bú ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh sức khỏe của mẹ bầu phụ nữ, từ sinh lý, chuyển hóa, cơ xương, đến vùng khung chậu và bụng.
Mang thai có thể làm gia tăng cảm giác đau, đặc biệt là đau lưng và đau khớp do tăng cường áp lực lên những vùng đã tổn thương trước đó như đĩa đệm, khớp, và dây chằng. Mặc dù nguyên nhân gây đau không liên quan trực tiếp đến sản khoa, nhưng điều trị đau trong thời kỳ mang thai và cho con bú thường là thách thức. Nhiều phụ nữ mang thai có thể ngần ngại sử dụng thuốc uống, do lo ngại về tác động tiêu cực đối với thai nhi, và thường chấp nhận sống chung với đau.
Theo chuyên gia ngành điều dưỡng, trong 9 tháng mang bầu, cơ thể phụ nữ trải qua sự biến đổi để thích ứng với sự phát triển của thai nhi. Sự thay đổi không chỉ ở ngoại hình mà còn ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng bên trong.
Các vấn đề phổ biến liên quan đến đau bao gồm: đau lưng, đau khung chậu, đau vùng thắt lưng chậu, đau khớp mu, và đau tay - cổ tay. Những thay đổi này có thể tạo ra nhiều loại đau mới và đa dạng, tác động trực tiếp đến quá trình mang thai và sau khi sinh.
Đau do giãn khớp mu: Tình trạng này không phổ biến, thường xuất hiện trong và sau thai kỳ. Cường độ đau trong thai kỳ có thể tăng sau khi sinh nở. Giãn khớp mu lớn hơn 10mm thường đi kèm với triệu chứng viêm như sưng, đau ở khớp mu, và có thể lan ra chân hoặc lưng. Khám phục hồi tự nhiên sau vài tuần, và việc sử dụng đai hỗ trợ khung chậu, các bài tập cải thiện sức khỏe vùng sàn chậu sẽ giúp giảm đau.
Hội chứng ống cổ tay: Thường xảy ra trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Đau là kết quả của sự chèn ép dây thần kinh do tình trạng phù nề. Triệu chứng bao gồm dị cảm, tê bì, mất cảm giác, và kiến đốt. Việc sử dụng tiêm thuốc chống viêm vào vị trí ống cổ tay là một phương pháp điều trị hữu ích trong thai kỳ và giai đoạn cho con bú.
Xem thêm: Muốn thi ngành Điều dưỡng cần học tốt những môn nào?
Đau do hội chứng vòng thắt khung chậu: Lỏng lẻo của dây chằng và khớp mu do thay đổi nội tiết progesteron và relaxin có thể gây ra hội chứng vòng thắt khung chậu. Đau như một vòng thắt ngang có thể ảnh hưởng đến việc đứng, đi lại và ngồi của phụ nữ mang thai. Hầu hết các trường hợp hội chứng này tự hồi phục sau 6 tháng, nhưng một số trường hợp có thể kéo dài hơn.
Đau lưng: Phổ biến ở nửa sau thai kỳ, đau lưng có thể là dấu hiệu của sự thích ứng của hệ cơ-xương hoặc tình trạng năng lên của đau đã có từ trước đó. Phụ nữ mang thai có tiền sử đau lưng cần thông báo với bác sĩ để nhận được hỗ trợ và lời khuyên phòng ngừa.
Bác sĩ giảng viên Trường cao đẳng Dược Sài Gòn lưu ý khi đối mặt với những cơn đau trong quá trình mang thai và cho con bú, việc thảo luận và hỗ trợ từ bác sĩ là quan trọng để đảm bảo sức khỏe của mẹ và em bé.