Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm và cao điểm nhất là vào mùa mưa, mùa sinh sản của muỗi. Sốt xuất huyết gặp ở cả người lớn và trẻ em, bệnh gây sốt cao, mệt mỏi, đau nhức xương, rối loạn đông máu, xuất huyết, giảm huyết áp đột ngột.
Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm và cao điểm nhất là vào mùa mưa, mùa sinh sản của muỗi. Sốt xuất huyết gặp ở cả người lớn và trẻ em, bệnh gây sốt cao, mệt mỏi, đau nhức xương, rối loạn đông máu, xuất huyết, giảm huyết áp đột ngột.
Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường thấy buồn nôn, nôn mửa. Bên cạnh đó, với triệu chứng phát ban da còn khiến người bệnh đau nhức khắp cơ thể, đặc biệt là đau bụng sẽ ảnh hưởng đến khả năng ăn uống.Với thể trạng yếu khi bị bệnh, người bệnh sốt xuất huyết nên ăn những loại thực phẩm giúp cung cấp nước, một cách gián tiếp hạ sốt cho người bệnh. Ngoài ra, người bệnh cũng cần nạp đủ vitamin, dưỡng chất từ trái cây, rau xanh để cơ thể đủ sức đề kháng và nhanh hồi phục.
Đi đôi với việc bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, người bệnh sốt xuất huyết cũng cần kiêng cữ một số món ăn không phù hợp, khó tiêu hoặc quá nghèo nàn dinh dưỡng.
Khi bị sốt xuất huyết, sức khỏe của người bệnh sẽ giảm đi rất nhiều. Tình trạng sốt, nôn mửa hay tiêu chảy còn làm cho cơ thể người bệnh mất nước, kèm chán ăn. Do đó, người bệnh cần được bổ sung những loại thực phẩm giúp tăng sức đề kháng và có thể chất lỏng. Điều này giúp quá trình điều trị được nhanh hơn cũng như giảm mất nước.Dưới đây BSCK1 Lê Nam – khoa Cao Đẳng Y Đa Khoa tại hà nội cung cấp mà bạn có thể tham khảo và áp dụng hàng ngày:
Cháo, súp
Là thức ăn dạng loãng, bước đầu, cháo và súp đã giúp cung cấp nước cho người bệnh sốt xuất huyết. Việc bổ sung chất lỏng giúp giảm nguy cơ nhập viện ở người bệnh sốt xuất huyết.
Uống nhiều nước
Một nghiên cứu được thực hiện ở Nicaragua đã kiểm tra tác động của việc uống nước tại nhà đối với bệnh sốt xuất huyết. Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy uống 5 ly nước mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ nhập viện của bệnh nhân sốt xuất huyết.
Song song đó, việc thiếu hụt selenium và giảm tiểu cầu là hai biến chứng chính của bệnh sốt xuất huyết. Một nghiên cứu đã cho thấy các sản phẩm từ sữa, đặc biệt là sữa dê chính là nguồn dồi dào selenium. Sữa dê cũng hỗ trợ cơ thể trong việc tiêu hóa và sử dụng các khoáng chất khác nhau trong quá trình trao đổi chất.
Thực phẩm giàu sắt
Nguyên tố sắt có vai trò thúc đẩy sự phát triển và biệt hóa của các tế bào miễn dịch khác nhau. Đặc biệt, khi cơ thể thiếu sắt được cho là làm giảm khả năng đáp ứng của quá trình nguyên phân, hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên, hoạt động diệt khuẩn của tế bào lympho và hoạt động thực bào của bạch cầu trung tính.
Đồng thời sắt cũng có tác động đến cytokine trong mọi giai đoạn của phản ứng miễn dịch khi bị nhiễm trùng.5 Những loại thực phẩm nhiều sắt bao gồm: gan, hàu, thịt đỏ, ngũ cốc, hạt bí ngô, hạt diêm mạch.
Trái cây, thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C có vai trò loại bỏ các oxit phản ứng, tăng sản xuất interferon, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực bào của bạch cầu. Đây chính là những cơ chế giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Trong một nghiên cứu trên bệnh nhân sốt xuất huyết, những bệnh nhân bổ sung vitamin C (đường uống, tiêm hoặc cả 2) thì số ngày nhập viện ít hơn so với bệnh nhân không bổ sung.
Những loại thực phẩm giàu vitamin C gồm: ổi, cam, ớt chuông đỏ, kiwi, dâu tây, súp lơ trắng, bông cải xanh, dưa lưới vàng, cà chua, khoai tây, đu đủ, bưởi,…
Thực phẩm giàu vitamin K
Biến chứng chảy máu có thể dẫn đến thiếu máu hay thậm chí tử vong khi bị bệnh sốt xuất huyết. Việc tăng thời gian prothrombin dẫn đến suy gan và hậu quả là chảy máu diễn ra.7
Trong một khảo sát, vitamin K có thể giúp người bệnh sốt xuất huyết giảm dần tình trạng xuất huyết. Do đó, việc cung cấp vitamin K cho người bệnh sốt xuất huyết có thể ngăn ngừa thiếu máu và giảm nhu cầu truyền máu.
Các loại thực phẩm giàu đạm
Việc bổ sung thực phẩm giàu chất đạm giúp tăng đề kháng cho người bệnh sốt xuất huyết. Những loại thức ăn nhiều đạm bao gồm: thịt gà, hạnh nhân, yến mạch, phô mai, sữa, bông cải xanh, thịt bò nạc, cá ngừ, diêm mạch, đậu lăng, cá,…
Rau xanh
Rau xanh và trái cây được chứng minh là nhóm thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Người bệnh sốt xuất huyết có thể bổ sung những loại rau xanh như: rau lá xanh đậm, cà rốt, khoai lang, bông cải xanh, ớt đỏ, các loại hạt (hạt bí ngô, hạt vừng, đậu, hạt đậu lăng), rau bina,…
Ngoài việc thực hiện một số chế độ ăn uống như trên thì chuyên gia y khoa Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cũng lưu ý bạn một số kiêng kị như sau
Người bệnh sốt xuất huyết nên nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục nhanh. Trong thời gian này, người bệnh không nên hoạt động mạnh, làm việc nặng nhọc hay ra nắng.
Người bệnh sốt xuất huyết nên tránh những loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ. Chúng chứa nhiều lipid và có thể dẫn đến huyết áp cao, tăng cholesterol. Bên cạnh đó, dầu mỡ còn khiến cho người bệnh khó tiêu, năng bụng. Những điều này đều cản trở sự hồi phục của người bệnh sốt xuất huyết.
Người bệnh không nên ăn đồ ăn cay nóng. Chúng làm cho dạ dày tích tụ acid và dẫn đến loét hay tổn thương thành dạ dày. Tổn thương này cũng khiến người bệnh lâu khỏe hơn bình thường.
Những loại nước ngọt hay đồ uống có cồn bình thường đều đã không tốt cho sức khỏe. Do đó, nó chính là thức uống mà người bệnh sốt xuất huyết cần tránh.