Có nên uống trà xanh sau bữa ăn hàng ngày?

Thứ hai, 15/01/2024 | 10:31

Người Việt Nam thường có thói quen uống trà đặc sau bữa ăn. Tuy nhiên thói quen này đem lại nhiều bất lợi cho sức khỏe. Hãy cùng Bác Sĩ Cao Đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu qua bài viết sau đây.

tra-xanh-117 (1)

Trà rất giàu tanin và oxalate, các chất này sẽ ngăn cản cơ thể hấp thụ chất sắt. Uống trà ngay sau bữa ăn cũng sẽ cản trở quá trình hấp thụ sắt của cơ thể. Theo thầy thuốc Y Học Cổ Truyền dân tộc thì mặc dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên cũng giống như bất kỳ loại thực phẩm và đồ uống nào khác, tiêu thụ quá nhiều hoặc không đúng cách thì trà có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.

Nguyên nhân không nên uống trà sau ăn

Nguyên nhân là do trong trà có chứa hợp chất tanin. Đây chính là chất gây nên vị đắng chát đặc trưng của trà. Tuy nhiên, chất này có khả năng phản ứng với các protein, khoáng chất và một số vitamin có trong thức ăn.

Uống trà đặc trong hoặc sau bữa ăn có thể khiến cơ thể kém hấp thu các chất dinh dưỡng. Ngoài ra còn gây đầy bụng, khó tiêu, tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể.

Xem thêm bài viết liên quan: Tin Y Tế

Hợp chất này có thể kết hợp với protein có trong các thực phẩm như: thịt, trứng, sữa, thực phẩm… tạo thành các kết tủa gây khó tiêu.

Ngoài ra, tanin còn phản ứng với các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm,… khiến cơ thể khó hấp thu. Dùng trà đặc sau bữa ăn trong thời gian dài khiến cơ thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, thậm chí gây ra hiện tượng thiểu máu do thiếu sắt. Thiếu máu thiếu sắt dẫn đến các triệu chứng như da xanh tái, chóng mặt, run, mệt mỏi…

Trà càng đặc, càng đắng chát, thì hàm lượng tanin càng cao. Lượng dinh dưỡng cơ thể hấp thu được từ bữa ăn càng bị ảnh hưởng.

Vì vậy trong bữa ăn hoặc sau khi ăn, bạn chỉ nên uống nước lọc hoặc trà pha thật loãng. Trà đặc chỉ nên uống sau khi kết thúc bữa ăn 1 tiếng nhé.

Skype_Picture_2023_10_19T01_08_19_407Z (2)

Chú ý 

Không nên uống trà lúc đói: sẽ làm loãng dịch vị, giảm chức năng tiêu hóa, dễ gây viêm loét dạ dày.

Không nên uống trà đặc: Trong nước trà đặc hàm lượng caffein khá cao, khi uống vào gây kích thích thần kinh, làm tăng độ hưng phấn. Đặc biệt, uống trà trước khi đi ngủ sẽ ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ, thậm chí gây mất ngủ.

Đặc biệt chuyên gia Y Dược – Cao Đẳng Dược Sài Gòn khuyên bạn tuyệt đối không dùng nếu người có vấn đề về dạ dày, bệnh tim, thiếu máu do thiếu sắt, gầy yếu, bệnh về tuyến giáp, gan không nên uống trà. Chất caffeine trong trà xanh cũng có thể tương tác với một số loại thuốc điều trị các bệnh như: cao huyết áp, tim mạch, chống loạn thần như Clozapine, Metazolam…làm giảm tác dụng, gây tác dụng phụ hoặc biến chứng. Vitamin K trong trà cũng cản trở tác dụng của Warfarin, thuốc chống đông máu. Do vậy, những bệnh nhân bị rối loạn chảy máu cũng nên hạn chế uống trà. Ngoài ra, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ không nên uống trà.

Những điều cần biết về viêm mũi dị ứng trong các bệnh hô hấp thường gặp

Những điều cần biết về viêm mũi dị ứng trong các bệnh hô hấp thường gặp

Viêm mũi dị ứng là bệnh hô hấp phổ biến, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc. Nhận biết đúng nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả và bảo vệ sức khỏe lâu dài.
Phẫu thuật nhồi máu cơ tim cấp và những lưu ý trong điều trị

Phẫu thuật nhồi máu cơ tim cấp và những lưu ý trong điều trị

Nhồi máu cơ tim cấp là một bệnh lý tim mạch nguy hiểm có thể gây tử vong đột ngột nếu không được can thiệp kịp thời. Trong số các biện pháp điều trị, phẫu thuật đóng vai trò then chốt nhằm phục hồi lưu lượng máu đến cơ tim.
Những con đường lây nhiễm virus HPV và cách phòng ngừa hiệu quả

Những con đường lây nhiễm virus HPV và cách phòng ngừa hiệu quả

Virus HPV (Human Papillomavirus) là tác nhân phổ biến gây nhiều bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Hiểu rõ con đường lây nhiễm và cách phòng ngừa là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.
Nhận biết sớm dấu hiệu tụt huyết áp ở người trẻ và cách xử trí an toàn

Nhận biết sớm dấu hiệu tụt huyết áp ở người trẻ và cách xử trí an toàn

Tụt huyết áp ngày càng phổ biến ở người trẻ do lối sống thiếu khoa học và áp lực cuộc sống. Nhận biết sớm dấu hiệu và xử trí đúng cách là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe và duy trì hiệu suất học tập – làm việc.
Đăng ký trực tuyến