Công dụng chữa bệnh của quả đu đủ trong đông y

Thứ hai, 25/03/2024 | 15:14

Đu đủ là quả ngọt bùi thông dụng nhưng lại có nhiều công dụng tuyệt vời. Đu đủ chứa lượng lớn các chất chống oxy hoá giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Sử dụng đu đủ ngăn ngừa một số bệnh lý tim mạch, tiêu hoá, nâng cao đề kháng cơ thể.

nguoi-bi-tieu-duong-co-the-su-dung-du-du-dieu-tri (1)

Tác dụng đối với sức khỏe 

Bảo vệ tim mạch, giảm mỡ máu

Đu đủ quả này còn chứa các vitamin B1, B2, các acid gây men, khoáng chất như canxi, sắt, kali, magiê và kẽm. Các dưỡng chất này có tác dụng ngăn ngừa oxy hoá cholesterol, hạn chế tạo các mảng xơ vữa gây tắc nghẽn mạch máu.

Tăng cường sức mạnh cho hệ tiêu hoá

Đu đủ là loại trái cây chứa nhiều chất xơ giúp kích thích tiêu hoá, tạo môi trường cho các vi khuẩn đường ruột có lợi hoạt động. Các chất chống oxy hoá của nó như vitamin C, caroten có tác dụng “thu lượm” các độc tố gây bệnh trong đại tràng. Từ đó, góp phần bảo vệ niêm mạc đại trực tràng trước nguy cơ bị bệnh. Hơn nữa, quả xanh chứa nhiều men papain giúp tiêu hoá protein, giảm cảm giác đầy chướng sau một bữa ăn quá nhiều đạm

Bên cạnh các lợi ích trên, BSCK đang làm việc tại Cao Đẳng Điều Dưỡng – cao đẳng y dược tại tp hcm nói rõ hàm lượng vi chất cao đu đủ cung cấp cho cơ thể sẽ giúp hệ miễn dịch làm việc tốt hơn. Đặc biệt là phòng chống các loại bệnh thường xuất hiện khi giao mùa như: cảm, cúm, viêm tai… Ngoài ra, sử dụng thường xuyên giúp giảm thiểu nguy cơ mắc một số bệnh viêm khớp dạng thấp, thoái hoá điểm vàng ở người già, …

Các công dụng đông y từ đu đủ

Loại quả này trong Y Học Cổ Truyền còn có tên gọi khác là mộc qua

Theo y văn và kinh nghiệm sử dụng, loại quả này tính hàn, vị ngọt.

Tác dụng: thanh nhiệt, bổ phế tỳ.

Việc sử dụng loại quả này vào mùa hè giúp giải nhiệt, giải độc, thanh tâm nhuận phế. Sử dụng trong mùa thu – đông có tác dụng ôn bổ, dưỡng can, nhuận phế, chỉ khái, nhuận táo, tỳ vị, hóa đàm.

Một số bài thuốc dân gian hay từ đu đủ

Ngăn ngừa đông máu: Nếu bạn dùng thuốc tránh thai và hút thuốc thì sẽ tăng nguy cơ các cục máu đông hình thành trong động mạch. Để ngăn chặn chứng bệnh này, bỏ hút thuốc là việc đầu tiên bạn phải làm, mặt khác hãy ăn thêm nhiều đu đủ bởi nó có chứa fibrin (một loại enzyme được tìm thấy trong đu đủ) có thể giúp ngăn ngừa các cục máu đông.

Chữa gai cột sống: Hạt đu đủ đem xát cho sạch phần nhớt bao quanh, giã nát trong túi vải rồi đắp lên vùng đau. Mỗi lần chỉ đắp tối đa 30 phút và theo dõi để tránh bị bỏng. Ngày làm một lần, liên tục trong 20-30 ngày.

Trị giun kim: Ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, liên tục 3-5 hôm.

Viêm dạ dày mãn tính: Đu đủ, táo tây, mía mỗi thứ 30 g sắc uống.

Trị ho do phế hư: Đu đủ xanh 100g, đường phèn 20g hầm ăn, ngày ăn 2 lần vào trưa và tối, ăn trong 3-5 ngày.

Chứng tỳ vị hư nhược (ăn không tiêu, táo bón): Đu đủ xanh 30g, khoai mài 15g, sơn tra 6g, các thứ rửa sạch đem nấu cháo ăn trong ngày.

Hỗ trợ điều trị ung thư: Papain một trong những enzyme có trong đu đủ, được đưa vào thành phần hỗ trợ điều trị ung thư, đặc biệt khi bệnh nhân bị lở miệng hoặc khó nuốt sau thời gian hóa trị. Hơn nữa, nó cũng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Do đó hãy bổ sung đu đủ vào khẩu phần ăn, nó sẽ hỗ trợ bạn chống lại ung thư.

Tạo sữa cho bà mẹ đang nuôi con bú: Một quả đu đủ non hầm với một cái móng giò, ăn vào các bữa ăn hàng ngày.

Lưu ý: Phụ nữ có thai không nên ăn đu đủ xanh vì dễ gây sẩy thai.

img_2237-150732 (1)

Các chú ý khi sử dụng đu đủ

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn lưu ý những đối tượng có các dấu hiệu dưới đây nên hạn chế ăn đủ đủ:

Cơ địa dị ứng với loại quả này hoặc phấn hoa của nó.

Tiêu hóa kém: mặc dù quả này giúp hỗ trợ tiêu hóa; song nếu lạm dụng sẽ bị phản tác dụng.

Bị loãng máu: trong đu đủ có thành phần làm loãng máu.

Khi ăn đu đủ, bạn nên lưu ý bỏ hạt. Vì trong hạt có chất carpine không tốt cho sức khỏe.

Quy trình thực hiện xét nghiệm Rubella đối với thai phụ

Quy trình thực hiện xét nghiệm Rubella đối với thai phụ

Khi có triệu chứng nghi ngờ hoặc tiếp xúc với người nhiễm bệnh, mẹ bầu cần chủ động đi khám và thực hiện xét nghiệm Rubella để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con.
Những điều cần biết về xét nghiệm giới tính thai nhi

Những điều cần biết về xét nghiệm giới tính thai nhi

Khi mang thai, ngoài việc chăm sóc sức khỏe, nhiều bậc phụ huynh cũng rất quan tâm đến giới tính của thai nhi. Vậy làm thế nào để xét nghiệm giới tính thai nhi và khi nào có thể thực hiện?
Dấu hiệu và chẩn đoán các loại ung thư cổ tử cung thường gặp

Dấu hiệu và chẩn đoán các loại ung thư cổ tử cung thường gặp

Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất đối với phụ nữ. Việc nâng cao nhận thức về loại ung thư này, những dấu hiệu cảnh báo và quy trình chẩn đoán định kỳ là cực kỳ quan trọng.
Những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu cần lưu ý

Những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu cần lưu ý

Nếu bị nhiễm trùng đường tiểu trong thời gian dài, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh nhân có thể hoàn toàn chữa khỏi.
Đăng ký trực tuyến