Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị u máu ở trẻ

Thứ ba, 28/05/2024 | 14:00

U máu ở trẻ em là bệnh không hiếm gặp, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mặc dù là bệnh lý lành tính, nhưng việc điều trị sớm và hiệu quả là rất quan trọng để ngăn chặn ảnh hưởng đến sức khỏe và phát triển của trẻ.

dau-hieu-nhan-biet-va-phuong-phap-dieu-tri-u-mau-o-tre
U máu ở trẻ em là bệnh không hiếm gặp

Bài viết dưới đây bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ đi vào chi tiết về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị u máu ở trẻ nhỏ!

U máu là gì và cách phát triển của bệnh?

U máu là hiện tượng tế bào lót trong thành mạch phát triển không bình thường. Đa số các trường hợp u máu ở trẻ em là u lành tính và thường xuất hiện từ khi trẻ mới sinh hoặc trong vài tuần đầu sau đó. Tuy nhiên, nếu khối u tăng kích thước quá lớn, có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng và thậm chí biến chuyển thành u ác tính.

Tốc độ phát triển của u máu ở trẻ em thường có sự biến đổi theo từng độ tuổi:

  • Trong 3 tháng đầu, u máu thường phát triển rất nhanh và khoảng 80% trường hợp sẽ đạt kích thước lớn nhất.
  • Khi trẻ đến 1 tuổi, khối u máu thường sẽ không còn phát triển và kích thước có thể giảm lại. Khi trẻ đến 3,5 đến 4 tuổi, các khối u thường sẽ bắt đầu thu nhỏ và một số trường hợp có thể để lại sẹo trên da.

Nguyên nhân của u máu ở trẻ

Mặc dù nguyên nhân cụ thể dẫn đến u máu ở trẻ em vẫn chưa được xác định rõ, nhưng có một số yếu tố có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh, bao gồm yếu tố di truyền và rối loạn nội tiết tố. Các yếu tố sau có thể dẫn đến u máu ở trẻ:

  • Di truyền: Có sự xuất hiện của u máu trong gia đình hoặc họ hàng.
  • Mẹ bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn trong quá trình mang thai.
  • Rối loạn hệ miễn dịch hoặc nội tiết tố ở trẻ, hoặc các vấn đề liên quan đến hệ tuần hoàn máu.
  • Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, thuốc lá, hoá chất, hoặc chất phóng xạ.

Dấu hiệu nhận biết u máu ở trẻ

Để nhận biết xem con có bị u máu hay không, bố mẹ có thể quan sát từ bên ngoài da của trẻ. Các dấu hiệu thường xuất hiện bao gồm sự hình thành của các khối u và thay đổi màu sắc của da. Các dấu hiệu cụ thể bao gồm:

  • Da xuất hiện các bớt có màu đỏ, đỏ tím, xanh bầm nhạt sau khi sinh từ 7-10 ngày.
  • Các khối u hình thành trên bề mặt da, có kích thước và màu sắc khác nhau, thường xuất hiện ở mặt, cổ, ngực, lưng, sau tai, tay hoặc chân.

Xem thêm: Bệnh nhân đái tháo đường Type mấy bắt buộc phải dùng Insulin?

skype_picture_2024_03_05t
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo chuyên nghiệp

Phương pháp điều trị u máu ở trẻ

Quá trình điều trị u máu ở trẻ em thường không gặp nhiều khó khăn. Các phương pháp điều trị thường bao gồm:

  • Quan sát và theo dõi: Nhiều trường hợp u máu có thể tự giảm kích thước mà không cần điều trị.
  • Sử dụng thuốc: Tiêm corticosteroid hoặc sử dụng thuốc chẹn beta có thể được sử dụng để ngăn chặn sự phát triển của khối u.
  • Phẫu thuật: Nếu khối u gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, phẫu thuật cắt bỏ khối u có thể được thực hiện.

Theo bác sĩ giảng viên hiện giảng dạy ngành Y đa khoa, việc thăm khám và điều trị sớm là chìa khóa quan trọng để ngăn chặn các vấn đề liên quan đến u máu ở trẻ em. Nếu phát hiện dấu hiệu của u máu, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Quy trình thực hiện xét nghiệm Rubella đối với thai phụ

Quy trình thực hiện xét nghiệm Rubella đối với thai phụ

Khi có triệu chứng nghi ngờ hoặc tiếp xúc với người nhiễm bệnh, mẹ bầu cần chủ động đi khám và thực hiện xét nghiệm Rubella để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con.
Những điều cần biết về xét nghiệm giới tính thai nhi

Những điều cần biết về xét nghiệm giới tính thai nhi

Khi mang thai, ngoài việc chăm sóc sức khỏe, nhiều bậc phụ huynh cũng rất quan tâm đến giới tính của thai nhi. Vậy làm thế nào để xét nghiệm giới tính thai nhi và khi nào có thể thực hiện?
Dấu hiệu và chẩn đoán các loại ung thư cổ tử cung thường gặp

Dấu hiệu và chẩn đoán các loại ung thư cổ tử cung thường gặp

Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất đối với phụ nữ. Việc nâng cao nhận thức về loại ung thư này, những dấu hiệu cảnh báo và quy trình chẩn đoán định kỳ là cực kỳ quan trọng.
Những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu cần lưu ý

Những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu cần lưu ý

Nếu bị nhiễm trùng đường tiểu trong thời gian dài, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh nhân có thể hoàn toàn chữa khỏi.
Đăng ký trực tuyến