Dấu hiệu nhận biết và phương pháp phòng ngừa ung thư tuyến giáp

Thứ tư, 16/10/2024 | 10:23

Ung thư tuyến giáp thường khó phát hiện sớm nếu không thăm khám định kỳ. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể chữa khỏi. Vậy, dấu hiệu nhận biết và phương pháp phòng ngừa là gì?

Ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp xảy ra khi các tế bào trong tuyến giáp bị đột biến

Ung thư tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp nằm ở giữa cổ, bao gồm hai thùy và đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hormone. Ung thư tuyến giáp xảy ra khi các tế bào trong tuyến giáp bị đột biến và nhân lên không kiểm soát, tạo thành các khối u. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể di căn sang các cơ quan khác. Tuy nhiên, tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư tuyến giáp thường tốt hơn so với nhiều loại ung thư khác nếu được phát hiện sớm.

Biểu hiện của bệnh ung thư tuyến giáp

Bài viết này bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết một số triệu chứng cho thấy bạn có thể mắc ung thư tuyến giáp bao gồm:

  • Sự xuất hiện bất thường của khối u hoặc hạch bạch huyết ở cổ, cổ sưng lên không rõ nguyên nhân.
  • Các hạch bạch huyết thường mềm, di động và gần các khối u.
  • Khối u cứng, dễ di chuyển khi nuốt và có bờ rõ ràng.
  • Khàn giọng mà không có triệu chứng đau họng.
  • Mệt mỏi, lo âu, khó ngủ.
  • Cảm giác khó nuốt, chán ăn.
  • Cổ sưng, đau, có thể lan ra sau tai và trước cổ.
  • Ho kéo dài không khỏi, có thể kèm theo các vấn đề về hô hấp.

Khi bệnh tiến triển nặng, các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Khối u cứng, lớn hơn và cố định ở cổ.
  • Khó thở, khàn giọng nghiêm trọng.
  • Đau và sưng ở cổ, có thể chảy máu da cổ.

Người bệnh cần lưu ý rằng ngay cả sau điều trị, ung thư tuyến giáp vẫn có khả năng tái phát.

Xem thêm: Cẩn trọng với nguy cơ đe dọa tính mạng từ biến chứng viêm gan B

cao đẳng y dược
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2024

Phương pháp phòng ngừa bệnh ung thư tuyến giáp

Để phòng ngừa ung thư tuyến giáp, bạn có thể tham khảo các phương pháp sau:

  • Khám sức khỏe định kỳ: Đây là cách hiệu quả để phát hiện bệnh sớm. Nếu có dấu hiệu như sụt cân, khó nuốt, hoặc tâm trạng không tốt, bạn nên đến gặp bác sĩ.
  • Chế độ ăn lành mạnh: Tránh thực phẩm chiên rán, chế biến sẵn và giàu chất béo. Nên ăn nhiều rau xanh và thực phẩm giàu vitamin để củng cố hệ miễn dịch.
  • Giảm tiếp xúc với hóa chất ô nhiễm: Hạn chế tiếp xúc với tia bức xạ và hóa chất độc hại để bảo vệ sức khỏe.
  • Duy trì chỉ số cân nặng hợp lý: Cần có chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý để tránh tích tụ mỡ thừa.
  • Cân bằng lượng iot: Thiếu hụt hoặc thừa iot đều có thể ảnh hưởng xấu đến tuyến giáp. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để bổ sung đầy đủ lượng iot cần thiết.

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y đa khoa lưu ý, việc nhận diện các triệu chứng và thực hiện các phương pháp phòng ngừa là rất quan trọng. Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh và nâng cao hiệu quả điều trị, từ đó cải thiện tiên lượng sống cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp cũng như các bệnh ung thư khác. Tập luyện thể dục thể thao và thiết lập lối sống lành mạnh cũng giúp nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh.

Tổng quan về nguyên nhân và triệu chứng rối loạn gan

Tổng quan về nguyên nhân và triệu chứng rối loạn gan

Rối loạn chức năng gan là tình trạng gan suy giảm hoạt động, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và thải độc. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời giúp bảo vệ gan và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
Cảnh báo dấu hiệu nhiễm HPV ở nữ giới và cách chẩn đoán chính xác

Cảnh báo dấu hiệu nhiễm HPV ở nữ giới và cách chẩn đoán chính xác

Virus HPV là tác nhân chính gây nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Vì vậy, việc nhận biết sớm dấu hiệu và chẩn đoán đúng là điều cần thiết để phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Nhận diện các bệnh lý tiêu hóa thường gặp và cách phòng tránh hiệu quả

Nhận diện các bệnh lý tiêu hóa thường gặp và cách phòng tránh hiệu quả

Hệ tiêu hóa có vai trò quan trọng trong việc xử lý thức ăn, hấp thụ dưỡng chất và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Khi gặp vấn đề mà không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng.
Các phương pháp chẩn đoán hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS)

Các phương pháp chẩn đoán hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS)

Hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS) là nhóm bệnh huyết học mạn tính, khi tủy xương tạo ra các tế bào máu không đầy đủ hoặc bất thường, dẫn đến thiếu máu, dễ nhiễm trùng, chảy máu và có nguy cơ tiến triển thành bạch cầu cấp dòng tủy (AML)
Đăng ký trực tuyến