Dược sĩ nhà thuốc hướng dẩn các thuốc tẩy giun hiệu quả

Thứ năm, 21/03/2024 | 09:16

Giun là loài ký sinh vào ruột của con người để lấy dinh dưỡng và duy trì sự sống của chúng. Từ đó khiến người bị nhiễm giun gặp tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu máu và chậm phát triển.

uong-thuoc-tay-giun (1)

Giun là một nguồn bệnh phổ biến, có thể gây ảnh hưởng xấu cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em. Tẩy giun là một phương pháp loại bỏ giun hoặc ký sinh trùng đường ruột bằng cách sử dụng thuốc tẩy giun.

Tác dụng thuốc tẩy giun

Thuốc tẩy giun có tác dụng tiêu diệt ký sinh trùng giun trong đường ruột bằng cách ngăn tổng hợp nguồn dinh dưỡng cho giun, khiến chúng chết hoặc làm tê liệt cơ để cơ thể dễ dàng đào thải giun qua đường phân. Hầu hết các thuốc này chỉ diệt được ấu trùng và giun trưởng thành chứ không thể diệt hết được trứng giun.

Khi bị nhiễm giun bạn có thể gặp phải những rắc rối như: Thường xuyên bị đau bụng tiêu chảy ngứa hậu môn, nôn và buồn nôn trẻ bị giun sán biếng ăn còi cọc suy dinh dưỡng Không chỉ cư trú ở đường ruột, một số trường hợp giun nhiều có thể giun chui vào ống mật, gây tắc ruột gây suy tim…

Tẩy giun hiệu quả bằng các thuốc nào?

Theo chia sẻ chuyên khoa Dược trường Cao đẳng Dược Sài Gòn phân tích về những thuốc điều trị giun hiệu quả mà bạn nên biết và áp dụng. Dưới đây là các thuốc cơ bản hiểu quả :

Nhóm Albendazol

Tác dụng: Diệt trứng ấu trùng, giun trưởng thành. Ngoài ra albendazol còn điều trị sán dãi heo và sán dãi bò.

Trường hợp không nên dùng: Không sử dụng nếu bạn bị suy gan bệnh máu, bệnh tủy xương phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú. Có thể sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi.

Cách sử dụng: Uống thuốc cùng với thức ăn để giảm kích ứng dạ dày

Phản ứng phụ: Có thể xảy ra là đau dạ dày nôn ói đau đầu choáng váng …

Liều dùng: Dược sĩ nhà thuốc Cao đẳng Dược cho biết cách uống thuốc tẩy giun này áp dụng cho người lớn 400mg 1 ngày, trẻ em: 200mg 1 ngày, có thể lập lại sau 3 tuần.

Nhóm Mebendazol:

Tác dụng: Trị giun kim giun đũa giun tóc giun móc giun lươn.

Cách sử dụng: Có thể nuốt, nhai, nghiền, hay uống cùng với thức ăn.

Trường hợp không nên dùng: Không sử dụng cách tẩy giun này cho trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ mang thai phụ nữ đang cho con bú.

Phản ứng phụ: uống thuốc tẩy giun này có thể xảy ra một số tác dụng phụ như chóng mặt tiêu chảy đau dạ dày nổi mề đay.

Liều dùng: Sử dụng liều 100 mg ngày 1 lần

Nhóm Pyrantel pamoat

Tác dụng: Diệt giun đũa, giun kim, giun móc nhưng không có tác dụng với giun tóc

Trường hợp không nên sử dụng: Không sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ đang cho con bú.

Cách sử dụng: Có thể uống lúc bụng no hoặc bụng đói đều được.

Phản ứng phụ: Có thể gây choáng váng. Trường hợp hiếm xảy ra: buồn nôn nôn mửa đau bụng tiêu chảy hoặc giảm cảm giác ngon miệng đau đầu buồn ngủ hoặc chóng mặt mất ngủ sốt phát ban

tuyen-sinh-ky-thuat-vat-ly-tri-lieu-sai-gon-23-11-151921

Những lưu ý cần biết khi sử dụng

Liều dùng: 10 mg/kg, dùng ngày 1 lần (giun móc, giun kim, giun đũa), có thể lặp lại 2 tuần nếu cần thiết.

Thời gian uống thuốc: Nhiều người thường nghĩ dùng thuốc tẩy giun tốt nhất là khi đang đói,  vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Tẩy giun cho mọi thành viên trong gia đình cùng lúc: nhằm hạn chế tình trạng lây nhiễm chéo.

Chú thích: Ngoài phương pháp tẩy giun bằng tây y, bạn cũng có thể tham khảo một số bài thuốc y học dân gian, Y Học Cổ Truyền để sử dụng, đồng thời việc sử dụng đúng liều lượng với cơ địa

Tổng quan về nguyên nhân và triệu chứng rối loạn gan

Tổng quan về nguyên nhân và triệu chứng rối loạn gan

Rối loạn chức năng gan là tình trạng gan suy giảm hoạt động, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và thải độc. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời giúp bảo vệ gan và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
Cảnh báo dấu hiệu nhiễm HPV ở nữ giới và cách chẩn đoán chính xác

Cảnh báo dấu hiệu nhiễm HPV ở nữ giới và cách chẩn đoán chính xác

Virus HPV là tác nhân chính gây nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Vì vậy, việc nhận biết sớm dấu hiệu và chẩn đoán đúng là điều cần thiết để phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Nhận diện các bệnh lý tiêu hóa thường gặp và cách phòng tránh hiệu quả

Nhận diện các bệnh lý tiêu hóa thường gặp và cách phòng tránh hiệu quả

Hệ tiêu hóa có vai trò quan trọng trong việc xử lý thức ăn, hấp thụ dưỡng chất và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Khi gặp vấn đề mà không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng.
Các phương pháp chẩn đoán hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS)

Các phương pháp chẩn đoán hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS)

Hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS) là nhóm bệnh huyết học mạn tính, khi tủy xương tạo ra các tế bào máu không đầy đủ hoặc bất thường, dẫn đến thiếu máu, dễ nhiễm trùng, chảy máu và có nguy cơ tiến triển thành bạch cầu cấp dòng tủy (AML)
Đăng ký trực tuyến