Nguyên nhân và cách phòng ngừa đau thần kinh tọa

Chủ nhật, 17/03/2024 | 15:18

Dây thần kinh toạ là dây thần kinh kéo dài từ phần dưới thắt lưng đến tận các ngón chân. Chức năng chính của dây thần kinh tọa là chi phối vận động và cảm giác chi dưới.

giam-dau-than-kinh-toa-ngay-lap-tuc-khong-can-thuoc (2)

Đau thần kinh tọa là cảm giác đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Cơn đau xuất phát từ cột sống thắt lưng, lan ra mặt ngoài đùi, mặt trước cẳng chân, mắt cá ngoài đến tận các ngón chân. Tùy theo vị trí tổn thương mà hướng lan của các cơn đau có thể khác nhau.

Dấu hiệu nhận biết đau thần kinh tọa

Đau thắt lưng, lan dọc xuống chân theo đường đi của dây thần kinh tọa.

Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc đau âm ỉ, tăng lên khi người bệnh vận động quá sức, thay đổi tư thế, ho, hắt hơi.

Ngoài triệu chứng đau thần kinh tọa, người bệnh có thể kèm theo cảm giác tê nóng, đau rát bỏng hoặc kiến bò ở các khu vực bị đau.

Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa

Tuổi tác: Hầu hết những người bị đau thần kinh tọa ở độ tuổi từ 30 đến 50.

Trọng lượng: Tăng cân có thể gây áp lực lên cột sống của bạn, điều này có nghĩa là bạn dễ bị đau thần kinh tọa khi mang thai hoặc bị thừa cân béo phì.

Bệnh tiểu đường: Bệnh này có thể gây tổn thương thần kinh, từ đó gây ra đau thần kinh tọa.

Tính chất công việc khiến bạn phải khiêng nhấc vật nặng thường xuyên hoặc ngồi lâu ở một tư thế cũng có thể làm tổn thương đĩa đệm và gây ra đau thần kinh tọa.

Theo Y Sĩ Đa Khoa thì dau thần kinh tọa là bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, những biến chứng đau thần kinh tọa gây nhiều khó chịu cho người bệnh và có thể gây suy giảm chức năng vận động.

Cách phòng ngừa đau dây thần kinh tọa

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn lưu ý việc thực hiện các biện pháp giúp phòng tránh bệnh thần kinh tọa không thể giúp loại trừ khả năng mắc bệnh, nhưng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Thường xuyên áp dụng các biện pháp sau sẽ giúp giảm khả năng bị đau thần kinh tọa:

skype_picture_2023_06_11t10_55_28_594z-180010

Tập thể dục, thể thao đều đặn.

Điều chỉnh tư thế ngồi phù hợp: lựa chọn ghế ngồi có hỗ trợ lưng dưới, tay vịn và chân đế chắc chắn, xoay được.

Hạn chế mang vác vật nặng quá sức, giữ lưng thẳng, tránh gập lưng khi nhấc vật nặng.

Lưu ý: có thể dùng các bài tập Vật Lý Trị Liệu  có tác dụng điều chỉnh vị trí cột sống, tăng cường sức mạnh các cơ bắp hỗ trợ lưng và cải thiện tính linh hoạt các cơ. Điều này giúp phục hồi chức năng vận động của cơ-xương-khớp và ngăn ngừa bệnh tái phát trong tương lai.

Tìm hiểu viêm đại tràng giả mạc và các phương pháp chẩn đoán chữa trị

Tìm hiểu viêm đại tràng giả mạc và các phương pháp chẩn đoán chữa trị

Viêm đại tràng giả mạc là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây biến chứng nếu không điều trị kịp thời. Bệnh thường do sử dụng kháng sinh và liên quan đến hệ miễn dịch suy giảm cùng một số yếu tố khác.
Các bệnh thường gặp vào mùa đông - xuân và cách phòng ngừa

Các bệnh thường gặp vào mùa đông - xuân và cách phòng ngừa

Mùa đông - xuân với thời tiết lạnh, độ ẩm cao tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn phát triển mạnh, cùng sự thay đổi nhiệt độ đột ngột làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị bệnh.
Nguyên nhân gây thở khò khè ở người lớn và phương pháp điều trị

Nguyên nhân gây thở khò khè ở người lớn và phương pháp điều trị

Khò khè không chỉ là triệu chứng phổ biến ở trẻ em mà còn có thể xuất hiện ở người trưởng thành. Vậy nguyên nhân gây thở khò khè ở người lớn là gì và chúng ta có thể làm gì để cải thiện tình trạng này?
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý phổ biến, nhưng nhiều người thường tự điều trị mà không thăm khám bác sĩ. Điều này có thể làm bệnh nặng hơn và dẫn đến ung thư nếu không được điều trị kịp thời.
Đăng ký trực tuyến