Những dấu hiệu ung thư máu không thể bỏ qua

Thứ sáu, 21/03/2025 | 08:28

Ung thư máu là căn bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến tủy xương và chất lượng tế bào máu, có thể dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Những dấu hiệu ung thư máu không thể bỏ qua
Ung thư máu là căn bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng

Bài viết dưới đây chuyên gia tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về các dấu hiệu nhận biết ung thư máu, một căn bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời!

Các loại ung thư máu

Trước khi tìm hiểu về các dấu hiệu, hãy cùng hiểu cơ bản về những loại ung thư máu phổ biến:

  • Bệnh bạch cầu: Đây là loại ung thư máu phổ biến và có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Khi mắc bệnh, tế bào bạch cầu trong cơ thể bị phân chia mất kiểm soát và không còn khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các nhiễm trùng.
  • U lympho: Bao gồm hai loại chính là u lympho Hodgkin và u lympho non-Hodgkin. Hệ thống bạch huyết đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất kháng thể chống lại vi khuẩn. Tế bào lympho T và lympho B trong cơ thể có thể phân chia nhanh chóng và tạo thành khối u ác tính.

Cả ba loại ung thư máu này đều nguy hiểm và có thể dẫn đến thiếu máu, giảm số lượng bạch cầu, suy giảm miễn dịch, và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của y học, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân đã được cải thiện. Nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, người bệnh có thể kiểm soát tình trạng và kéo dài tuổi thọ.

Nguyên nhân gây ung thư máu

Mặc dù chưa có nguyên nhân chính xác, nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư máu, bao gồm:

  • Điều trị ung thư trước đó: Những người đã từng hóa trị hoặc xạ trị có nguy cơ mắc ung thư máu cao hơn.
  • Rối loạn di truyền: Nếu có các vấn đề về di truyền, nguy cơ ung thư sẽ cao hơn.
  • Môi trường ô nhiễm: Làm việc trong môi trường hóa chất, như ngành dầu khí, có thể tăng nguy cơ ung thư máu do tiếp xúc với các chất độc hại như benzen.
  • Hút thuốc lá: Thói quen hút thuốc có thể dẫn đến nhiều loại bệnh ung thư, bao gồm ung thư máu.
  • Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có người mắc ung thư máu, nguy cơ bệnh tật sẽ cao hơn ở các thành viên khác.

Mặc dù chưa thể xác định chính xác nguyên nhân, nhưng hiểu rõ các yếu tố nguy cơ có thể giúp mọi người chủ động phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị và kiểm soát bệnh tốt hơn.

Dấu hiệu ung thư máu

Khi mắc ung thư máu, người bệnh thường trải qua nhiều triệu chứng khác nhau, tuy nhiên, các dấu hiệu này đôi khi rất mơ hồ và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng sau:

  • Mệt mỏi kéo dài: Dù đã nghỉ ngơi đủ, người bệnh vẫn cảm thấy rất mệt mỏi, ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt và công việc.
  • Sốt cao kéo dài: Đây là dấu hiệu rõ rệt của sự bất thường trong hệ miễn dịch, đặc biệt là liên quan đến tế bào bạch cầu.
  • Đổ mồ hôi đêm: Người bệnh thường xuyên đổ mồ hôi vào ban đêm, gây khó chịu và mất ngủ.
  • Vết bầm tím bất thường: Những vết bầm xuất hiện mà không có lý do rõ ràng và kéo dài trên 2 tuần, hoặc tình trạng chảy máu bất ngờ.
  • Sụt cân nhanh: Sự tiêu hao năng lượng từ tế bào ung thư khiến cơ thể suy yếu và dễ bị nhiễm trùng.
  • Các triệu chứng khác: Sưng hạch bạch huyết, lá lách to, gan to và đau xương.

Việc nhận biết và theo dõi các dấu hiệu ung thư máu là chìa khóa để phát hiện bệnh sớm, giúp tăng cơ hội điều trị thành công và cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân.

Xem thêm: Cách nhận biết các triệu chứng nhiễm HPV và mức độ nguy hiểm

2
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2025

Chẩn đoán và điều trị ung thư máu

Để chẩn đoán ung thư máu, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lâm sàng và yêu cầu thực hiện các xét nghiệm cần thiết, bao gồm xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh, phết tế bào máu và sinh thiết tủy xương. Những xét nghiệm này giúp xác định mức độ và loại ung thư máu, từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Về phương pháp điều trị, theo bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y đa khoa ung thư máu có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm:

  • Cấy ghép tế bào gốc: Đây là phương pháp tái tạo tế bào máu khỏe mạnh bằng cách đưa tế bào gốc vào cơ thể. Tế bào gốc có thể lấy từ máu dây rốn, máu tuần hoàn hoặc tủy xương.
  • Xạ trị: Sử dụng tia xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư và giảm kích thước khối u, có thể được áp dụng trước khi thực hiện cấy ghép tế bào gốc.
  • Hóa trị: Sử dụng các loại thuốc hóa học để tiêu diệt tế bào ung thư, thường kết hợp với cấy ghép tế bào gốc để đạt hiệu quả cao nhất.
  • Chăm sóc giảm nhẹ: Các bác sĩ sẽ hướng dẫn gia đình cách chăm sóc bệnh nhân để giảm bớt các triệu chứng và nâng cao chất lượng sống trong quá trình điều trị.

Ung thư máu có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, nếu xuất hiện những dấu hiệu như sụt cân, vết bầm tím bất thường, hay nhiễm trùng kéo dài, bệnh nhân nên đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Tổng quan về nguyên nhân và triệu chứng rối loạn gan

Tổng quan về nguyên nhân và triệu chứng rối loạn gan

Rối loạn chức năng gan là tình trạng gan suy giảm hoạt động, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và thải độc. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời giúp bảo vệ gan và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
Cảnh báo dấu hiệu nhiễm HPV ở nữ giới và cách chẩn đoán chính xác

Cảnh báo dấu hiệu nhiễm HPV ở nữ giới và cách chẩn đoán chính xác

Virus HPV là tác nhân chính gây nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Vì vậy, việc nhận biết sớm dấu hiệu và chẩn đoán đúng là điều cần thiết để phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Nhận diện các bệnh lý tiêu hóa thường gặp và cách phòng tránh hiệu quả

Nhận diện các bệnh lý tiêu hóa thường gặp và cách phòng tránh hiệu quả

Hệ tiêu hóa có vai trò quan trọng trong việc xử lý thức ăn, hấp thụ dưỡng chất và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Khi gặp vấn đề mà không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng.
Các phương pháp chẩn đoán hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS)

Các phương pháp chẩn đoán hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS)

Hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS) là nhóm bệnh huyết học mạn tính, khi tủy xương tạo ra các tế bào máu không đầy đủ hoặc bất thường, dẫn đến thiếu máu, dễ nhiễm trùng, chảy máu và có nguy cơ tiến triển thành bạch cầu cấp dòng tủy (AML)
Đăng ký trực tuyến