Tĩnh mạch và những bệnh lý phổ biến cần phòng tránh

Thứ hai, 03/03/2025 | 10:35

Hệ tĩnh mạch vận chuyển máu từ các bộ phận về tim. Các bệnh lý tĩnh mạch có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, vì vậy việc phát hiện và điều trị sớm rất quan trọng để bảo vệ hệ tuần hoàn.

Tĩnh mạch và những bệnh lý phổ biến cần phòng tránh
Hệ tĩnh mạch vận chuyển máu từ các bộ phận về tim

Bài viết dưới đây bác sĩ giảng viên tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hệ thống tĩnh mạch và các bệnh lý liên quan.

Tĩnh mạch là gì? chức năng của tĩnh mạch

Tĩnh mạch, hay còn gọi là mạch máu, là một phần của hệ tuần hoàn, có nhiệm vụ vận chuyển máu từ các bộ phận trong cơ thể về tim. Tĩnh mạch có kích thước thay đổi tùy vào vị trí, với tĩnh mạch chủ trên có kích thước lớn nhất. Chúng được chia thành 4 loại chính: tĩnh mạch phổi, tĩnh mạch hệ thống, tĩnh mạch bề mặt (hay tĩnh mạch nông) và tĩnh mạch sâu.

Tĩnh mạch có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Tĩnh mạch nông nằm gần bề mặt da, còn tĩnh mạch sâu nằm sâu trong mô cơ và gần động mạch tương ứng. Chức năng chính của tĩnh mạch là vận chuyển máu thiếu oxy từ các mao mạch về tim, cụ thể:

  • Tĩnh mạch phổi mang máu oxy từ phổi về tâm nhĩ trái.
  • Tĩnh mạch hệ thống đưa máu thiếu oxy từ các cơ quan về tâm nhĩ phải.

Bên cạnh đó, tĩnh mạch còn giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và lưu trữ máu. Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao, tĩnh mạch giãn ra, tăng lưu lượng máu để làm mát cơ thể.

Tĩnh mạch có đường kính dao động từ 1mm đến 1,5cm. Các tĩnh mạch nhỏ nhất nhận máu từ động mạch qua tiểu động mạch và mao mạch, sau đó dần dần hợp lại thành các tĩnh mạch lớn hơn và cuối cùng dẫn máu về tĩnh mạch chủ, rồi tới tâm nhĩ phải.

Tĩnh mạch có cấu tạo gồm 2 lớp chính:

  • Lớp ngoài: Chứa collagen và các vòng cơ trơn.
  • Lớp trong: Là lớp tế bào nội mô.

Ngoài ra, tĩnh mạch còn có van giúp điều tiết dòng máu theo một chiều, ngăn ngừa tình trạng máu chảy ngược khi bị ảnh hưởng bởi trọng lực.

Những bệnh lý tĩnh mạch cần lưu ý

Mặc dù tĩnh mạch có vai trò vô cùng quan trọng nhưng khi chúng bị suy yếu hoặc tổn thương, sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Dưới đây là một số bệnh lý tĩnh mạch phổ biến:

  • Suy van tĩnh mạch: Suy van tĩnh mạch là một rối loạn của hệ thống tĩnh mạch, thường thể hiện qua tĩnh mạch giãn hoặc mạng nhện. Điều trị bệnh lý này phụ thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng, có thể bao gồm các phương pháp như đốt laser hoặc phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch.
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu: Huyết khối tĩnh mạch sâu xảy ra khi các cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch sâu, thường là ở chân, đôi khi cũng có thể ở cánh tay. Nguy cơ mắc bệnh tăng lên khi có các yếu tố như: Duy trì một tư thế quá lâu; Ung thư, béo phì; Tổn thương mạch máu do chấn thương… Khi các cục máu đông này vỡ, chúng có thể di chuyển đến phổi gây tắc mạch phổi. Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu bao gồm sử dụng thuốc chống đông, giúp ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông hoặc giảm kích thước của chúng.
  • Tăng áp cửa: Tĩnh mạch cửa, nằm trong bụng và dẫn máu tới gan, có thể gặp phải tình trạng tăng áp lực do các bệnh lý như xơ gan, tắc nghẽn bởi cục máu đông hoặc tổn thương do lao. Tăng áp cửa dẫn đến sự phát triển của tuần hoàn bàng hệ, gây giãn các tĩnh mạch như tĩnh mạch thực quản.

Việc nhận biết và phòng ngừa các bệnh lý tĩnh mạch là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe, giúp hệ tuần hoàn hoạt động hiệu quả và duy trì chất lượng cuộc sống lâu dài.

Xem thêm: Triệu chứng và nhóm đối tượng dễ mắc viêm khớp vảy nến

ImportedPhoto.758347109.7
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2025

Phương pháp giữ tĩnh mạch khỏe mạnh

Để duy trì sức khỏe của tĩnh mạch, bạn cần chú ý các yếu tố sau:

  • Chế độ ăn uống hợp lý: Cung cấp đủ dưỡng chất và hạn chế thực phẩm chứa chất béo bão hòa, cholesterol và natri.
  • Tập thể dục đều đặn: Giúp cải thiện sức khỏe tổng thể.
  • Hạn chế hút thuốc và sử dụng rượu, bia.
  • Kiểm soát huyết áp: Giữ huyết áp ở mức ổn định.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến tĩnh mạch.

Tóm lại, tĩnh mạch là một phần quan trọng trong hệ tuần hoàn của cơ thể. Việc bảo vệ và duy trì sức khỏe tĩnh mạch là rất cần thiết để giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh và hoạt động bình thường.

Tìm hiểu viêm đại tràng giả mạc và các phương pháp chẩn đoán chữa trị

Tìm hiểu viêm đại tràng giả mạc và các phương pháp chẩn đoán chữa trị

Viêm đại tràng giả mạc là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây biến chứng nếu không điều trị kịp thời. Bệnh thường do sử dụng kháng sinh và liên quan đến hệ miễn dịch suy giảm cùng một số yếu tố khác.
Các bệnh thường gặp vào mùa đông - xuân và cách phòng ngừa

Các bệnh thường gặp vào mùa đông - xuân và cách phòng ngừa

Mùa đông - xuân với thời tiết lạnh, độ ẩm cao tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn phát triển mạnh, cùng sự thay đổi nhiệt độ đột ngột làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị bệnh.
Nguyên nhân gây thở khò khè ở người lớn và phương pháp điều trị

Nguyên nhân gây thở khò khè ở người lớn và phương pháp điều trị

Khò khè không chỉ là triệu chứng phổ biến ở trẻ em mà còn có thể xuất hiện ở người trưởng thành. Vậy nguyên nhân gây thở khò khè ở người lớn là gì và chúng ta có thể làm gì để cải thiện tình trạng này?
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý phổ biến, nhưng nhiều người thường tự điều trị mà không thăm khám bác sĩ. Điều này có thể làm bệnh nặng hơn và dẫn đến ung thư nếu không được điều trị kịp thời.
Đăng ký trực tuyến