Triệu chứng và phương pháp chẩn đoán bệnh thoái hóa tiểu não

Thứ tư, 23/10/2024 | 09:27

Bệnh thoái hóa tiểu não là một rối loạn thần kinh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng vận động và cân bằng của người bệnh. Triệu chứng của bệnh này có thể gây ra khó khăn trong các hoạt động hàng ngày.

t quỵ có thể trở thành nguyên nhân gây thoái hóa tiểu não
Tiểu não đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối vận động và thăng bằng

Dưới đây là thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán bệnh thoái hóa tiểu não được bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ!

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh thoái hóa tiểu não

Tiểu não đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối vận động và thăng bằng. Thoái hóa tiểu não xảy ra khi các tế bào thần kinh trong khu vực này bị tổn thương hoặc chết đi, dẫn đến suy giảm khả năng di chuyển. Nguyên nhân của bệnh có thể bao gồm:

  • Di truyền: Đột biến gen có thể làm rối loạn quá trình sản xuất protein cần thiết cho tế bào thần kinh.
  • Yếu tố bệnh lý: Đột quỵ; chấn thương đầu; các bệnh thoái hóa thần kinh như parkinson và huntington; rối loạn chuyển hóa; bệnh đa xơ cứng; lạm dụng rượu hoặc chất độc thần kinh

Bệnh thoái hóa tiểu não gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến khả năng vận động và chức năng của cơ thể. Dưới đây là những triệu chứng thường gặp:

  • Khó khăn trong di chuyển: Người bệnh thường mất thăng bằng, dễ bị ngã khi đi lại hoặc đứng.
  • Vận động tay chân yếu: Gặp khó khăn trong các hoạt động cầm nắm, viết, hoặc thực hiện các thao tác đơn giản như cài cúc áo.
  • Vấn đề về lời nói: Giọng nói có thể trở nên chậm chạp, run rẩy hoặc lắp bắp.
  • Khó kiểm soát mắt: Di chuyển mắt không thể kiểm soát, khó nhìn tập trung vào một đối tượng.
  • Run tay chân: Xuất hiện tình trạng run khi thực hiện các cử động do cơ bắp yếu.

Những triệu chứng này có thể gia tăng theo thời gian và làm giảm khả năng tham gia vào các hoạt động hàng ngày, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Tác động của thoái hóa tiểu não

Bệnh thoái hóa tiểu não không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận động mà còn gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khác, bao gồm:

  • Suy giảm vận động: Người bệnh gặp khó khăn trong việc kiểm soát chuyển động, làm tăng nguy cơ ngã và chấn thương. Các hoạt động như viết hay cầm đồ vật cũng trở nên khó khăn.
  • Rối loạn thần kinh: Các triệu chứng như run, mất khả năng phối hợp có thể dẫn đến tình trạng liệt một phần hoặc toàn bộ cơ thể nếu không được kiểm soát.
  • Vấn đề tâm lý: Người bệnh thường cảm thấy lo âu, trầm cảm và tự ti do mất khả năng kiểm soát cơ thể và phụ thuộc vào người khác.
  • Biến chứng khác: Tăng nguy cơ teo vỏ tiểu não và thoái hóa tiến triển; Biến chứng do protein trong tế bào thần kinh phát triển bất thường; Tổn thương màng myelin dẫn đến bệnh đa xơ cứng.

Những tác động này cho thấy sự nghiêm trọng của bệnh thoái hóa tiểu não và cần có phương pháp chẩn đoán và điều trị kịp thời để giảm thiểu ảnh hưởng của nó đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Xem thêm: Những biện pháp xử trí và phòng ngừa đột quỵ khi tắm đêm

 

skype_picture_2024_03_05t
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2024

Phương pháp chẩn đoán thoái hóa tiểu não

Chẩn đoán thoái hóa tiểu não bao gồm một quy trình đánh giá toàn diện nhằm xác định tình trạng bệnh. Dưới đây là các phương pháp chẩn đoán chính:

Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để đánh giá các triệu chứng của bệnh nhân, bao gồm:

  • Kiểm tra thăng bằng: Đánh giá khả năng giữ thăng bằng khi đứng hoặc đi.
  • Đánh giá vận động: Kiểm tra khả năng cầm nắm, viết và thực hiện các hoạt động đơn giản.
  • Kiểm tra giọng nói: Xem xét sự ổn định của giọng nói, có bị run rẩy hoặc lắp bắp không.
  • Khám mắt: Đánh giá khả năng kiểm soát chuyển động mắt.

Chẩn đoán cận lâm sàng:

  • Chụp MRI: Phương pháp này cung cấp hình ảnh chi tiết về cấu trúc não, giúp xác định vị trí tổn thương hoặc thoái hóa trong tiểu não.
  • Chụp CT-Scanner: Sử dụng để phát hiện tổn thương do đột quỵ, chấn thương hoặc khối u.
  • Xét nghiệm di truyền: Dành cho bệnh nhân có nghi ngờ thoái hóa tiểu não do yếu tố di truyền, nhằm xác định sự hiện diện của các đột biến gen.
  • Xét nghiệm máu: Được chỉ định để loại trừ các nguyên nhân khác gây triệu chứng tương tự, như thiếu hụt vitamin hoặc rối loạn chuyển hóa.
  • Chọc dịch não tủy: Thực hiện nếu có dấu hiệu nghi ngờ viêm nhiễm trong não.

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y đa khoa cho biết các phương pháp này sẽ giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

Nam giới có nên tiêm vắc xin HPV hay không?

Nam giới có nên tiêm vắc xin HPV hay không?

Vắc xin HPV không chỉ dành cho nữ giới mà còn là biện pháp phòng ngừa hiệu quả cho nam giới trước các rủi ro do virus HPV gây ra.
Tác động và phương pháp điều trị rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm

Tác động và phương pháp điều trị rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm

Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hoạt động, tâm lý và sức khỏe tổng thể của người bệnh, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, giảm chất lượng cuộc sống và khả năng giao tiếp xã hội.
Tổng quan về phương pháp xét nghiệm ADN cha con bằng tóc bạn cần biết

Tổng quan về phương pháp xét nghiệm ADN cha con bằng tóc bạn cần biết

Xét nghiệm ADN cha con bằng tóc là phương pháp phổ biến, dễ thực hiện và tiết kiệm thời gian, công sức. Phương pháp này được ưa chuộng nhờ tính tiện lợi và độ chính xác cao.
Cách nhận biết sớm dấu hiệu trẻ bị viêm ruột thừa

Cách nhận biết sớm dấu hiệu trẻ bị viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa cần được phát hiện và điều trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm. Nếu không can thiệp sớm, bệnh có thể đe dọa tính mạng của trẻ. Vì vậy, ba mẹ cần theo dõi sức khỏe và dấu hiệu của trẻ để đưa trẻ đi khám sớm.
Đăng ký trực tuyến