Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 đã cận kề. Kiểm tra công tác chuẩn bị ở nhiều địa phương trên cả nước, lãnh đạo Bộ GD&ĐT đặc biệt lưu ý các địa phương về công tác tập huấn.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 đã cận kề. Kiểm tra công tác chuẩn bị ở nhiều địa phương trên cả nước, lãnh đạo Bộ GD&ĐT đặc biệt lưu ý các địa phương về công tác tập huấn.
Thông tin mới nhất do Ban Tư vấn tuyển sinh Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cập nhật, năm nay cả nước có 1.024.063 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT.
Trong đó, thí sinh chỉ xét tốt nghiệp: 47.769 chiếm 4,66%; thí sinh chỉ xét tuyển sinh đại học: 34.155 chiếm 3,33% tổng số thí sinh; thí sinh vừa xét tốt nghiệp, vừa tuyển sinh: 943.340 chiếm 92,91% tổng số thí sinh.
Công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, Bộ GD&ĐT cho biết, Ban Chỉ đạo cấp quốc gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 sẽ tiếp tục tổ chức các đoàn làm việc với các địa phương về công tác chuẩn bị tổ chức thi, công tác coi thi và chấm thi. Đồng thời, kết nối thường xuyên với Ban Chỉ đạo cấp tỉnh các địa phương để phối hợp tổ chức thi an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế. Theo đó, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng đặc biệt nhấn mạnh các địa phương cần chú trọng yếu tố con người.
Cụ thể, Bộ GD&ĐT huy động gần 8000 cán bộ, viên chức các cơ sở giáo dục đại học để tổ chức 63 đoàn kiểm tra công tác coi thi của Bộ và 63 đoàn kiểm tra công tác chấm thi của Bộ tại 63 sở GDĐT.
Kiểm tra công tác chuẩn bị thi tại Hà Nội, địa phương chiếm tới hơn 1/10 số thí sinh đăng ký dự thi của cả nước, phạm vi rộng, thành phần thí sinh đa dạng, mức độ huy động người, thiết bị cho kỳ thi rất lớn, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng việc chuẩn bị thi của Hà Nội sẽ nặng nề hơn các địa phương khác, mức độ đòi hỏi tính chu đáo, sự an toàn cao hơn.
>>> Xem thêm: Thi tốt nghiệp THPT 2023: Thí sinh cần có kế hoạch và phân bố thời gian làm bài thi hợp lý
Bên cạnh việc tập huấn kỹ cho đội ngũ cán bộ làm thi, công tác bảo mật đề thi và thanh tra thi cũng là những nội dung được lãnh đạo Bộ GD&ĐT đặc biệt quan tâm khi kiểm tra công tác chuẩn bị thi ở các địa phương.
Theo Thứ trưởng Hoàng Minh cho biết: “Phân công nhiệm vụ phải rõ ràng, giao trách nhiệm từng người tại từng quy trình, tránh tình trạng chồng chéo nhằm giải quyết vướng mắc thuân lợi trên nguyên tắc nghiêm túc, an toàn và đúng quy chế”.
Thứ trưởng cũng lưu ý công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, chặt chẽ và đúng quy trình, phải để cán bộ hiểu rõ từng việc làm, từng quy trình, quy định trong quy chế của kỳ thi.
Nhằm giúp thí sinh chuẩn bị tâm lý trước kỳ thi, thầy Hoàng Nam – cán bộ tuyển sinh ngành Cao đẳng Điều dưỡng có đưa ra một số lưu ý quan trọng với các sĩ tử.
Trong đó, 14h ngày 27/6, thí sinh sẽ phải có mặt ở các điểm thi để làm thủ tục dự thi. Thí sinh lưu ý số phòng thi, số báo danh và đối sánh kỹ các thông tin trong thẻ dự thi. Nếu có bất cứ sai sót nào cần báo ngay cho giám thị.
Ngày 28 và 29/6, thí sinh bước vào làm bài thi môn Ngữ văn, Toán, tổ hợp môn Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội và môn Ngoại ngữ.
Cũng theo thầy Hoàng Nam cho biết, khi làm bài thi, các em cần đọc kỹ đề, gạch chân các từ khóa hoặc cụm từ quan trọng. Đặc biệt, các em cần tính toán cẩn thận, tránh sai sót và mất điểm ở những câu dễ.
“Ngoài ra, các em cần xác định mức độ câu hỏi trong đề để bố trí thời gian hợp lý cho từng nhóm câu hỏi. Khi làm nháp cũng phải gọn gàng, tuần tự để thuận tiện trong khi xem lại” – thầy Nam cho hay.
Ngoài ra, thầy Nam cũng lưu ý thêm, khi ôn tập học sinh cần ghi nhớ các công thức, hiểu phương pháp giải các dạng bài tập, đồng thời tham khảo các đề thi những năm trước của Bộ GD&ĐT.
Theo: Tin giáo dục - Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn