Triệu chứng đau vùng chậu cảnh báo nhiều bệnh lý không thể xem nhẹ ở phụ nữ
Thứ ba, 26/11/2024 | 11:02
Đau vùng chậu là triệu chứng phổ biến, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chị em không nên chủ quan, đặc biệt khi cơn đau kéo dài và trở nên dữ dội. Thăm khám bác sĩ kịp thời giúp xác định nguyên nhân và điều trị hiệu quả.
Cơn đau vùng chậu thường xảy ra ở khu vực bụng dưới, dưới rốn, và có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe. Ngoài ra, đau vùng chậu cũng có thể xuất hiện như một cơn đau bình thường trong kỳ kinh nguyệt.
Đau vùng chậu có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nào?
bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết đau vùng chậu không chỉ là cảm giác khó chịu tạm thời, mà nó có thể là cảnh báo của nhiều bệnh lý tiềm ẩn, đặc biệt là các bệnh phụ khoa hoặc các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa và tiết niệu. Vì vậy, khi gặp phải triệu chứng này, phụ nữ cần lưu ý và chủ động tìm hiểu các nguyên nhân có thể xảy ra để có biện pháp xử lý kịp thời.
Viêm ruột thừa: Khi xuất hiện cơn đau ở bụng dưới bên phải cùng với triệu chứng sốt cao, buồn nôn, khả năng bạn đang gặp phải viêm ruột thừa. Việc chẩn đoán và điều trị kịp thời là rất quan trọng, vì nếu không, tình trạng viêm nhiễm có thể lan rộng, gây biến chứng nguy hiểm.
Hội chứng ruột kích thích (IBS): Đau vùng chậu là một trong những triệu chứng điển hình của hội chứng ruột kích thích. Bệnh này thường kèm theo các dấu hiệu như đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy, và đau quặn bụng. Nguyên nhân gây IBS vẫn chưa được xác định rõ, nhưng chế độ ăn uống không khoa học, stress kéo dài, và lạm dụng thuốc có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Các bệnh lây qua đường tình dục: Đau vùng chậu cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lây qua đường tình dục, chẳng hạn như bệnh lậu hoặc Chlamydia. Ngoài đau chậu, người bệnh còn có thể gặp phải các triệu chứng như tiểu đau, chảy máu âm đạo, hoặc tiết dịch bất thường.
Viêm vùng chậu: Viêm vùng chậu là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến vô sinh ở nữ giới. Bệnh gây viêm nhiễm ở các cơ quan như tử cung, vòi trứng, buồng trứng, và có thể kèm theo các triệu chứng như sốt, đau khi quan hệ, thay đổi dịch âm đạo. Việc phát hiện và điều trị sớm rất quan trọng để tránh tổn thương lâu dài.
U nang buồng trứng: Khi một nang không phát triển bình thường thành trứng, nó có thể tạo thành u nang buồng trứng. Hầu hết các u nang này không nguy hiểm và có thể tự biến mất, nhưng nếu phát triển lớn, chúng có thể gây đau vùng chậu kèm theo triệu chứng đầy hơi, chướng bụng.
U xơ tử cung: U xơ tử cung thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 40. Các khối u này thường không nguy hiểm, nhưng có thể gây đau vùng chậu, ảnh hưởng đến quan hệ tình dục, và gây khó chịu trong thai kỳ.
Lạc nội mạc tử cung: Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi mô niêm mạc trong buồng tử cung phát triển ra ngoài, gây đau vùng chậu và giảm khả năng thụ thai. Điều trị có thể bao gồm thuốc giảm đau, thuốc ngừa thai, hoặc phẫu thuật nếu cần thiết.
Sỏi thận: Sỏi thận có thể gây đau bụng dưới và đau vùng chậu, đặc biệt là khi sỏi di chuyển hoặc gây tắc nghẽn. Triệu chứng đi kèm có thể là nước tiểu đổi màu, đau quặn bụng, và tiểu khó.
Viêm bàng quang kẽ: Bệnh này gây đau vùng chậu và tăng nhu cầu đi tiểu, đặc biệt là khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục. Phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 40 có nguy cơ cao mắc bệnh này.
Hội chứng tắc nghẽn vùng chậu: Hội chứng này gây ra sự tắc nghẽn trong hệ thống tĩnh mạch, dẫn đến sưng và đau. Cơn đau thường trở nên nghiêm trọng khi ngồi hoặc đứng lâu.
Các bệnh lý gây đau vùng chậu có thể rất đa dạng, từ viêm nhiễm đến các vấn đề cấu trúc trong cơ thể. Sau đây là một số bệnh lý phổ biến mà đau vùng chậu có thể là dấu hiệu cảnh báo.
Ngoài các bệnh lý trên, cơn đau vùng chậu có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác, bao gồm:
Kỳ kinh nguyệt: Đau thường kéo dài vài ngày và sẽ hết sau khi kỳ kinh kết thúc.
Mang thai ngoài tử cung: Thai phát triển trong ống dẫn trứng gây đau vùng chậu và các triệu chứng như chảy máu âm đạo, choáng váng, và buồn nôn.
Nhiễm trùng đường tiết niệu: Vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập vào âm đạo gây đau vùng lưng dưới và chậu.
Sa bàng quang: Bàng quang bị sa xuống gần âm đạo gây đau vùng bụng dưới, thường gặp ở người cao tuổi.
Mô sẹo sau phẫu thuật: Đau vùng chậu cũng có thể do sẹo xơ từ phẫu thuật bụng dưới hoặc điều trị nhiễm trùng trước đó.
Đau vùng chậu có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y đa khoa cho biết việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng để tránh những biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn gặp phải triệu chứng đau vùng chậu kéo dài hoặc dữ dội, hãy chủ động thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Hệ bạch huyết có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi bệnh nhiễm trùng. Nó giúp vận chuyển dịch bạch huyết và tế bào miễn dịch, tiêu diệt mầm bệnh và duy trì cân bằng dịch, hỗ trợ hệ miễn dịch phản ứng nhanh khi cơ thể bị nhiễm trùng.
Viêm loét dạ dày là bệnh lý phổ biến, thường gặp trong cuộc sống hiện đại. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các triệu chứng của bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Chảy máu trong khó phát hiện vì không thể nhìn thấy trực tiếp, dẫn đến việc phát hiện muộn và ảnh hưởng đến kết quả điều trị, có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Vậy làm thế nào để nhận diện tình trạng này?