Công dụng và cách dùng thuốc Alpha Chymotrypsin hiệu quả

Thứ tư, 02/08/2023 | 10:46

Thuốc Alpha chymotrypsin là một thuốc kháng viêm dạng men thường được sử dụng để làm giảm sưng và hạn chế tình trạng phá hủy mô. Vậy tác dụng của thuốc Alpha chymotrypsin như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

20230218_073937_682819_thuoc-_Alphachymotr.max-1800x1800 (1)

Tên thuốc biệt dược tương tự: Alphachymotrypsin Choay, Chymobest, Alphachymotrypsin, Bitrepso, Katrypsin,…

Alpha Chymotrypsin là thuốc dùng chữa bệnh gì?

Chymotrypsin là một men tiêu hóa phân huỷ các protein (còn gọi là men tiêu protein hay protease).

Trong cơ thể con người, chymotrypsin được sản xuất tự nhiên bởi tuyến tụy. Tuy nhiên, chymotrypsin cũng được sử dụng như một dạng men bổ sung nhằm cải thiện sức khỏe, tiêu hoá và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.

Các thuốc có hoạt chất chính chymotrypsin là có tác dụng chống phù nề và kháng viêm dạng men, cụ thể như sau:

Alpha Choay, Katrypsin, Chymobest… là thuốc được chỉ định dùng để điều trị phù nề do viêm sau chấn thương, phẫu thuật, bỏng.

Thuốc ít có chứng cứ tác dụng chống viêm trong các viêm khác (viêm đường hô hấp, xoang…).

Ngoài ra, Alpha Chymotrypsin còn được dùng trong hỗ trợ trong phẫu thuật lấy đục thủy tinh thể trong bao ở người từ 20 – 60 tuổi. Nhưng vì có nhiều biến chứng, cũng như hiện nay có nhiều kỹ thuật hiện đại và dụng cụ tinh xảo hơn nên chỉ định này ít dùng.

Nguyên nhân thuốc có những tác dụng trên vì như đã nói ở trên Alpha Chymotrypsin là một men (enzym) phân giải protein. Men này giúp ngăn chặn sự tổn thương mô trong quá trình viêm. Ngoài ra, thuốc cũng ngăn chặn quá trình hình thành phù nề tại vùng bị viêm.

thuốc alphachymotrypsine choay

Thuốc Alphachymotrypsine Choay

katrypsin

Thuốc Katrypsin

Cùng xem nhanh công dụng cũng như cách dùng của thuốc Alpha Chymotrypsin trong video dưới đây nhé!

Biên tập bởi: YouMed

Liều lượng và cách dùng thuốc như thế nào?

Thuốc cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Theo Dược thư Việt Nam, thuốc được dùng như sau:1

Trong nhãn khoa

Dạng thuốc pha tiêm phải được nhân viên y tế pha trước khi sử dụng theo hướng dẫn. Phần dung dịch không dùng đến phải loại bỏ. Sau khi pha, nếu dung dịch Alpha Chymotrypsin có tủa hoặc vẩn đục thì không được dùng.

Điều trị phù nề sau chấn thương, phẫu thuật

Thuốc mỡ: bôi thuốc lên vùng bị phù nề, xoa nhẹ để thuốc ngấm, có thể dùng thuốc nhiều lần trong ngày.

Đường uống (đối với viên 21 microkatal, ví dụ như: Alpha Choay, Chymobest…):

Uống một lần 2 viên, 3 hoặc 4 lần trong ngày. Thuốc nên uống với nhiều nước (ít nhất là 240 ml nước) nhằm giúp gia tăng hoạt tính men.

Ngậm dưới lưỡi: 4 đến 6 viên chia đều ra trong ngày. Bạn hãy để thuốc tan từ từ dưới lưỡi.

Tiêm bắp: ngày tiêm bắp 1 lần với liều 20 microkatal/5 ml.

Thuốc không được dùng trên đối tượng nào?

Chống chỉ định

Báo với bác sĩ nếu bạn bị quá mẫn với Alpha Chymotrypsin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Không sử dụng chymotrypsin trên bệnh nhân giảm alpha-1 antitrypsin. Lưu ý, bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), đặc biệt là khí phế thủng và hội chứng thận hư thuộc nhóm nguy cơ giảm alpha-1 antitrypsin.

Thận trọng

Thuốc không khuyến cáo dùng trong phẫu thuật đục nhân mắt ở người bệnh dưới 20 tuổi. Không dùng Alpha Chymotrypsin cho người bệnh tăng áp suất dịch kính và có vết thương hở hoặc người bệnh đục nhân mắt bẩm sinh.

Những bệnh nhân không nên điều trị các thuốc dạng men bao gồm: người bị rối loạn đông máu di truyền như hemophilia (chứng máu loãng khó đông), rối loạn đông máu, dùng thuốc kháng đông, sắp phải trải qua phẫu thuật, dị ứng với protein, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ, loét dạ dày.

Tác dụng phụ không mong muốn

Theo Dược sĩ Cao Đẳng Dược tác dụng không mong muốn thường gặp nhất của Alpha Chymotrypsin là tăng nhãn áp tạm thời. Nguyên nhân là do các mảnh vụn dây chằng bị tiêu hủy làm tắc mạng bó dây. Khi dùng trong nhãn khoa, có thể gặp phù giác mạc hay viêm nhẹ màng bồ đào.

Sau khi tiêm bắp với Alpha Chymotrypsin, đôi khi có các phản ứng dị ứng nặng. Bạn sẽ được nhân viên y tế thử phản ứng trước khi tiêm nếu nghi ngờ có bị dị ứng.

Ngoài ra, nếu bạn gặp phải bất kì tác dụng không mong muốn nào khác của thuốc thì nên thông báo cho bác sĩ để được xử lý phù hợp.

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú

Không nên sử dụng chymotrypsin cho phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ.

processed-39e941c6-8c04-4581-8da6-0092b41377cb_YYGLMh4R

Nếu dùng thuốc quá liều phải xử trí như thế nào?

Bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẽ nếu dùng thuốc quá liều, bạn có thể bị sốc phản vệ. Cần sớm phát hiện các dấu hiệu nhận biết sốc phản vệ và báo với bác sĩ hay phòng cấp cứu để được xử lý kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Các dấu hiệu nhận biết của sốc phản vệ khi quá liều như: bồn chồn, khó thở, nổi mày đay, buồn nôn, mệt mỏi, phù nề thanh khí quản, co giật, da tím tái, suy tim cấp, nhịp tim nhanh, truỵ mạch…

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ dưới 25°C, tránh ẩm và ánh sáng. Ngoài ra, không nên để thuốc Alpha Chymotrypsin tiếp xúc với nhiệt độ cao vì có thể làm thuốc nhanh bị hỏng. Thuốc cũng không được tiếp xúc với cồn hoặc các chất khử khuẩn khác vì cũng có thể làm thuốc mất tác dụng.

Bài viết : Tin Y Tế

Những nguy cơ khi lạm dụng thuốc chống buồn ngủ

Những nguy cơ khi lạm dụng thuốc chống buồn ngủ

Thuốc chống buồn ngủ hiện đang trở nên phổ biến, dễ dàng mua mà không cần đơn thuốc. Việc lạm dụng loại thuốc chống buồn ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe
Triệu chứng phổ biến của bệnh zona thần kinh

Triệu chứng phổ biến của bệnh zona thần kinh

Bệnh zona có thể có nguy cơ gặp biến chứng cao ở những người cao tuổi và những người có sức khỏe yếu. Triệu chứng chính của zona là sự xuất hiện của các mảng ban đỏ và mụn nước trên một số vùng cơ thể.
Những điều bạn cần biết về bệnh cảm cúm giao mùa

Những điều bạn cần biết về bệnh cảm cúm giao mùa

Thời tiết chuyển giao giữa các mùa khiến chúng ta rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, trong đó có cảm cúm giao mùa. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng và ảnh hưởng đến phổi và tim mạch.
Một số bệnh thường gặp khi thời tiết giao mùa và cách phòng tránh

Một số bệnh thường gặp khi thời tiết giao mùa và cách phòng tránh

Thời tiết chuyển giao từ thu sang đông thường có sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa ngày và đêm, cùng với những cơn gió lạnh, làm cho cơ thể khó có thể thích nghi.
Đăng ký trực tuyến