Hướng dẫn quy trình chăm sóc vết thương sau khi khâu

Thứ năm, 14/09/2023 | 03:38

Chăm sóc vết thương sau khi khâu là bước quan trọng để đảm bảo vết thương lành nhanh và tránh để lại sẹo xấu. Dưới đây là một số quy tắc đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện tại nhà để chăm sóc vết thương sau khi khâu:

213124sds

Rửa và thay băng vết thương

Bạn nên thay băng một lần mỗi ngày. Tuy nhiên, có những trường hợp đòi hỏi việc thay băng nhiều hơn, chẳng hạn như khi băng bị ẩm hoặc dơ bẩn, khi băng thấm nước hoặc khi vết thương có dấu hiệu viêm nhiễm.

Điều dưỡng viên Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ các đồ dùng cần chuẩn bị trước khi rửa và thay băng:

•     Nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn Povidin.

•     Gạc vô khuẩn, băng dính hoặc băng cuộn.

•     Găng tay y tế.

Quy trình rửa và thay băng vết thương tại nhà

Bác sĩ giảng viên công tác tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ quy trình rửa và thay băng vết thương tại nhà được thực hiện như sau:

•     Bước 1: Trước khi bắt đầu, người thực hiện cần rửa sạch bàn tay bằng xà phòng và đeo găng tay y tế.

•     Bước 2: Tẩm ướt băng che vết thương bằng nước muối sinh lý trong khoảng 15 phút. Sau đó, nhẹ nhàng bóc băng ra khỏi vết thương.

•     Bước 3: Sử dụng gạc ẩm để lau sạch dịch đọng và các vảy bám trên miệng vết thương.

•     Bước 5: Nếu có dịch tụ trong vết khâu, hãy nén nhẹ để loại bỏ nó (đây là bước quan trọng nhất).

•     Bước 6: Tiếp theo, sát khuẩn lại vết thương bằng cách sử dụng gạc tẩm dung dịch Povidin và sát khuẩn từ trong ra ngoài theo hình xoắn ốc, lặp lại từ 3 - 5 lần cho đến khi vết thương không còn dịch bẩn.

•     Bước 7: Cuối cùng, băng lại vết thương bằng gạc vô khuẩn và cố định bằng băng cuộn hoặc băng dính.

Các dấu hiệu bất thường khi rửa và thay băng có thể gặp phải:

•     Vết thương sau khi khâu bị chảy nhiều máu hoặc không ngừng chảy máu.

•     Vết thương sưng to, đỏ, đau đớn, hoặc có sự gia tăng dấn đến tình trạng ngày càng nghiêm trọng.

•     Vùng da xung quanh vết thương sưng to, căng tròn, có dịch dưới miệng vết thương hoặc có mùi tanh hôi.

•     Chỉ khâu bị bục ra.

•     Bệnh nhân bị sốt.

Khi gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như trên, bệnh nhân nên ngay lập tức đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

Những điều không nên làm khi chăm sóc vết thương khâu

Không nên rắc thuốc bột hoặc đắp lá thuốc lên vết thương. Việc này có thể tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và làm vết thương nhiễm trùng và lâu lành hơn.

Không nên ngâm vết thương vào nước hoặc các dung dịch dân gian khác. Môi trường ẩm ướt có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Hãy để vết thương luôn khô ráo.

Không nên rửa vết thương nhiều lần bằng oxy già, vì nó có thể làm hỏng mô liên kết mới hình thành, làm cho vết thương lâu lành hơn.

Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn lưu ý các thông tin và hướng dẫn chăm sóc vết thương sau khi khâu là khá đơn giản và có thể tự thực hiện tại nhà. Điều quan trọng là trang bị kiến thức và thực hiện đúng các quy tắc để giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng và vết thương lành mạnh.

Những nguy cơ khi lạm dụng thuốc chống buồn ngủ

Những nguy cơ khi lạm dụng thuốc chống buồn ngủ

Thuốc chống buồn ngủ hiện đang trở nên phổ biến, dễ dàng mua mà không cần đơn thuốc. Việc lạm dụng loại thuốc chống buồn ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe
Triệu chứng phổ biến của bệnh zona thần kinh

Triệu chứng phổ biến của bệnh zona thần kinh

Bệnh zona có thể có nguy cơ gặp biến chứng cao ở những người cao tuổi và những người có sức khỏe yếu. Triệu chứng chính của zona là sự xuất hiện của các mảng ban đỏ và mụn nước trên một số vùng cơ thể.
Những điều bạn cần biết về bệnh cảm cúm giao mùa

Những điều bạn cần biết về bệnh cảm cúm giao mùa

Thời tiết chuyển giao giữa các mùa khiến chúng ta rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, trong đó có cảm cúm giao mùa. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng và ảnh hưởng đến phổi và tim mạch.
Một số bệnh thường gặp khi thời tiết giao mùa và cách phòng tránh

Một số bệnh thường gặp khi thời tiết giao mùa và cách phòng tránh

Thời tiết chuyển giao từ thu sang đông thường có sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa ngày và đêm, cùng với những cơn gió lạnh, làm cho cơ thể khó có thể thích nghi.
Đăng ký trực tuyến